Tuyển sinh Đại học thiết kế nội thất – Xét tuyển toàn quốc

Ngành thiết kế nội thất
Rate this post

Đại học thiết kế nội thất không phải là cụm từ quá xa lạ, tuy nhiên, những năm gần đây, theo xu thế phát triển chung của xã hội, thiết kế nội thất ngày càng được coi trọng và dần có những bước tiến mới trong ngành nội thất nói chung. Chính vì vậy, học thiết kế nội thất cũng đang trở thành một trong những ngành nghề hấp dẫn rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Mặc dù vậy, không phải ai cũng phù hợp với ngành này và đương nhiên, mỗi ngành nghề lại yêu cầu những kỹ năng cơ bản khác nhau. Qua bài viết này, BKS sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn!

Tìm hiểu ngành Thiết kế nội thất là gì?

Thiết kế nội thất đang là ngành rất hot không những tại Việt Nam mà còn trên cả thế giới, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Vì sao lại là ngành đầy triển vọng? Chính do sự phát triển về kinh tế, sự giao thương giữ các nền văn hóa và nhu cầu cuộc sống cao cấp của xã hội ngày nay.

Thiết kế nội thấtl à ngành tổng hợp của nghệ thuật, mỹ thuật và khoa học kỹ thuật dựa trên sự phối hợp hài hòa màu sắc, ánh sáng, thẩm mỹ kiến trúc, các vật trang trí để tổ chức không gian sống, không gian làm việc, không gian thư giãn,… sao cho đẹp, phù hợp và hiệu quả đối với các hoạt động của con người được xảy ra ở đó, đáp ứng nhu cầu của những người sử dụng không gian.

Mục tiêu đào tạo

Đào tạo ngành Thiết kế nội thất
Đào tạo ngành Thiết kế nội thất

Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân ngành Thiết kế Nội thất có đạo đức, phẩm chất chính trị tốt, có trình độ chuyên môn và khả năng sáo tạo nên những tác phẩm nội thất độc đáo, ấn tượng theo các phong cách từ cổ điển đến hiện đại, đồng thời phục vụ những hoạt động Mỹ thuật ứng dụng khác của xã hội.

Mục tiêu cụ thể

Kiến thức
– Có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn; về pháp luật Việt Nam, bảo vệ môi trườngvà an ninh quốc phòng;
– Có kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và thẩm mỹ đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên nghiệp, phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn;
– Có kiến thức lý thuyết, kiến thức thực tiễn, kỹ thuật thực hành và ứng dụng chuyên sâu trong lĩnh vực chuyên ngành Kiến trúc Nội thất dân dụng và công nghiệp, đủ năng lực phát hiện, giải quyết các công việc phức tạp liên quan;
– Có kiến thức về thi công, giám sát, quản lý các dự án công trình Nội thất;
– Có khả năng tự học và tự nghiên cứu – ứng dụng.

Kỹ năng

– Tư vấn, thiết kế: có khả năng phân tích, nắm vững yêu cầu cấu tạo kiến trúc của các bộ phận công trình nhằm thực hiện các bước thiết kế công trình kiến trúc Nội thất;
– Tổ chức, giám sát và quản lý thi công: có khả năng giám sát tác giả; đề xuất các biện pháp, tiến độ thi công Nội thất công trình và các biện pháp quản lý nhân sự, quản lý kinh tế để tổ chức thi công đảm bảo chất lượng và tiến độ đã đặt ra;
– Giải quyết vấn đề:có kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề cụ thể trong tư vấn thiếtkế, giám sát, thi công và quản lý xây dựng Nội thất công trình.
 – Kỹ năng giao tiếp, ứng xử: có khả năng giao tiếp với đồng nghiệp, các bên liên quan trong lĩnh vực chuyên môn, có khả năng thuyết trình, đóng góp, đề xuất ý kiến trong lĩnh vực công tác;
– Kỹ năng làm việc theo nhóm: có khả năng cơ bản để thành lập nhóm, tổ chức hoạt động nhóm, phát triển nhóm, lãnh đạo nhóm một cách có hiệu quả;
– Kỹ năng Tin học: có khả năng sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bảnvà sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng trong kiến trúc phục vụ công tác chuyên môn;
– Kỹ năng ngoại ngữ: sử dụng được tiếng Anh căn bản trong giao tiếpvà có kiến thức cơ bản về Anh văn chuyên ngành để đọc, viết và tham khảo các tài liệu để phát triển chuyên môn kiến trúc – quy hoạch trong quá trình công tác;

Tố chất nào phù hợp với ngành Thiết kế nội thất?

Để theo học và thành công trong ngành Thiết kế nội thất, bạn cần phải có các tố chất sau:

  • Khiếu thẩm mĩ: Phối màu như thế nào, bài trí không gian ra sao để vừa đảm bảo sự hài hòa trong cấu trúc tổng thể nhưng vẫn đem đến sự tiện ích cho người sử dụng là những vấn đề đầu tiên mà người kĩ sư thiết kế nội thất cần lưu tâm.
  • Khả năng sáng tạo, tìm tòi và ham học hỏi: Là một người kĩ sư thiết kế nội thất bạn luôn luôn phải sáng tạo, tìm tòi và học hỏi. Có như vậy bạn mới có thể trau dồi kiến thức để cho ra đời những mẫu thiết kế sành điệu nhất, bắt kịp với xu thế của thế giới.
  • Hiểu được tâm lý người sử dụng: Trang trí nội thất là khâu cuối cùng để công trình xây dựng nhưng kết quả của nó lại là điều đầu tiên để người sử dụng nhìn thấy. Vì vậy, để thuyết phục được người tiêu dùng kĩ sư thiết kế nội thất cần phải trang bị cho mình những kiến thức để hiểu được tâm lý cũng như nhu cầu của người sử dụng. Mọi kiến thức về phong thủy, văn hóa, xã hội đều có ảnh hưởng đến công việc của người kĩ sư. Những kiến thức này được trang bị càng nhiều thì khả năng thành công của bạn càng cao.
  • Có kĩ năng điều phối và quản lý dự án: Quy hoạch, thiết kế chức năng và sử dụng hiệu quả không gian là những điều cơ bản trong việc thiết kế nội thất. Một nhà thiết kế nội thất có thể thực hiện dự án bao gồm việc sắp xếp, bố trí cơ bản của không gian của ngôi nhà vì thế đòi hỏi người kĩ sư cần hiểu biết các vấn đề về âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ. Để làm được điều này, nhà thiết kế phải biết quản lý thời gian, công việc đặc biệt là kiến thức chuyên ngành cần nắm vững.

Học ngành Thiết kế nội thất tại BKS có gì nổi bật?

📌 Trung tâm là đơn vị đầu tiên áp dụng chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo AI vào Giáo dục

📌 Học phí Giảm 40% HP – TG so với học truyền thống – Tốt Nghiệp Bằng Chính Quy

📌 Học lý thuyết Online – Thực hành – Thực tập tại Cơ sở – Doanh nghiệp – Bệnh viện 64 Tỉnh thành

📌 Miễn phí học thử, trải nghiệm khóa học của trường, khóa học kỹ năng, luyện thi online 100%

Mức lương và Cơ hội nghề nghiệp ngành Thiết kế nội thất

Cơ hội nghề nghiệp ngành thiết kế nội thất
Cơ hội nghề nghiệp ngành thiết kế nội thất

Có thể thấy, do tính chất và yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp cao mà không ít các nhà tuyển dụng sẵn sàng chi tiền rất mạnh tay để tuyển về những kiến trúc sư thiết kế nội thất lành nghề. Tùy thuộc vào những yếu tố như kinh nghiệm trong ngành, khả năng thiết kế, khả năng hội họa,… mà các mức lương của ngành thiết kế nội thất cũng sẽ khác nhau. Theo thống kê của các trang tuyển dụng việc làm, hiện nay, tại Việt Nam, mức lương ngành Thiết kế nội thất dao động từ 7 – 10 triệu đồng/tháng.

Nhiều bạn nếu có thêm ngoại ngữ và khả năng chuyên môn cao hơn, mức lương có thể đến 700-900 USD/ tháng. Đặc biệt, đối với ai có việc trong cấp quản lý, giám sát thiết kế nội thất, thì con số này chạm đến ngưỡng 2500 USD/ tháng. Đối với chúng ta, nếu thực sự đam mê và yêu thích công việc này, thì thành công và khả năng sở hữu con số lương khủng như vậy hoàn toàn cao.

Bên cạnh đó, cơ hội việc làm của ngành Thiết kế nội thất vô cùng rộng mở, sau khi tốt nghiệp ngành học này, các bạn có thể làm các công việc sau:

  • Chuyên viên thiết kế tại các công ty thiết kế nội thất, xây dựng, kinh doanh vật liệu nội thất: thiết kế không gian – màu sắc – vật liệu nội thất; thiết kế, lựa chọn trang thiết bị, đồ trang trí nội thất; thiết kế ánh sáng…
  • Chuyên viên tư vấn thiết kế cho các công trình dân dụng và công nghiệp (nhà ở, khách sạn, trường học, văn phòng, bệnh viện, nhà máy, khu triển lãm…): tìm hiểu nhu cầu khách hàng; trình bày ý tưởng, kế hoạch, chi phí thiết kế với khách hàng; tư vấn đơn vị thiết kế và nhà cung cấp cho khách hàng…
  • Nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục chuyên ngành;
  • Làm thiết kế tự do (freelancer) là một hướng đi được nhiều bạn trẻ ưa chuộng với ưu điểm không bị gò bó về thời gian, không gian làm việc, thu nhập cao.

Thông tin liên hệ Trường Trung cấp công nghệ bách khoa

Phòng Tuyển sinh – Trung cấp Công Nghệ Bách Khoa Việt Úc

 (Thí sinh liên hệ trước để được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ xét tuyển. Tránh đến nơi thiếu thông tin và giấy tờ cần thiết phải đi lại nhiều lần)

ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN TRỰC TUYẾN

Thí sinh điền đầy đủ thông tin vào phiếu đăng ký dưới đây, cán bộ Phòng Tuyển Sinh của nhà trường sẽ liên hệ lại để hướng dẫn hồ sơ và các thủ tục cần thiết.

    DMCA.com Protection Status DMCA compliant image
    Đăng ký tư vấn
    Zalo OA
    Zalo me
    Facebook Messenger