Nghề bảo hộ lao động là gì?
Bảo hộ lao động là ngành nghề phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn và vệ sinh trong môi trường lao động, nghĩa là nghề bảo hộ lao động có nhiệm vụ tìm hiểu và nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân, giải pháp để ngăn ngừa những vấn đề phát sinh trong môi trường lao động, đảm bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho người lao động.
Tương lai nghề bảo hộ lao động
Ngành nghề bảo hộ lao động là nghề khá mới mẻ tại thị trường lao động Việt Nam nhưng hiện tại đây là ngành khá là khan hiếm về nhân lực trên thị trường hiện nay.
Luật bảo vệ người lao động với các nhà máy, xí nghiệp của công ty ngày càng được đẩy mạnh nhờ vào sự gia nhập WTO, điều này khiến cho nhu cầu nhân lực về nghề bảo hộ lao động tăng lên nhanh chóng.
Theo luật lao động thì một doanh nghiệp có từ 200 người lao động trở lên thì phải có ít nhất 1 cán bộ chuyên về việc bảo hộ lao động, nhưng ở thời điểm hiện tại cũng chỉ có 2 nơi đào tạo ngành liên quan đến nghề bảo hộ lao động trên cả nước.
Theo như ông Huỳnh Kim Tín, Phó Phòng Đào tạo của trường Đại Học Tôn Đức Thắng thì hiện có 2 trường đào tạo ngành liên quan đến nghề bảo hộ lao động, an toàn lao động đó là trường đại học Tôn Đức Thắng và trường đại học Công Đoàn.
Mỗi nhà máy cần ít nhất là 1 kỹ sư về bảo hộ lao động những mỗi năm cả nước chỉ cho ra 50 kỹ sư bảo hộ lao động vì thế trong 10 năm tới thì kỹ sư bảo hộ lao động vẫn tăng cao.
Kỹ sư bảo hộ lao động làm việc tại các phòng ban bảo hộ lao động ở những nơi sản xuất, khu công nghiệp, Cơ sở lao động- thương binh xã hội, hoặc Sở Công nghiệp,…cũng có thể tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp.
Một kỹ sư bảo hộ lao động cần thực hiện những công việc đó là đề ra những kế hoạch, phương án nhằm đảm bảo an toàn lao động cho doanh nghiệp, thực hiện việc quản lý và vận hành các quy trình sản xuất để phân tích và đánh giá những rủi ro sẽ phát sinh trong lao động, thiết lập và duy trì những công việc để có thể đảm bảo an toàn và sức khỏe cho doanh nghiệp theo quy định của công ty và quy định quốc tế.
Công việc cụ thể ngành bảo hộ lao động
– Giám sát, quản lý chung toàn bộ nhân lực, đơn vị thi công tại công trường.
– Triển khai, tổ chức xây dựng toàn bộ nội quy, quy trình hoạt động, bảo vệ cho tất cả công nhân viên của công ty khi đang làm việc trong mô hình kinh doanh.
– Huấn luyện, tổ chức học tập cho công nhân để thực hiện đúng quy trình tại công trường.
– Theo dõi, giám sát, điều hành những máy móc thiết bị khi làm việc trên công trình.
– Xử lý những tình huống cấp bách xảy ra trên công trường
– Phối hợp với những bộ phận khác trong doanh nghiệp để duy trì hoạt động cũng như triển khai những kế hoạch đã được đề ra.
– Biên soạn, hướng dẫn những thông tin, tài liệu liên quan đến an toàn lao động trên công trình thi công, hoạt động sản xuất
– Xây dựng quy chế, nội quy, nguyên tắc an toàn lao động cho các cán bộ công nhân viên.
– Nhận diện những mối nguy hại xảy ra trong việc giữ an toàn lao động
– Chịu trách nhiệm toàn bộ những công việc liên quan đến việc giữ an toàn lao động cho người và tài sản của doanh nghiệp trong suốt quá trình vận hành doanh nghiệp.
– Báo cáo với cấp trên, ban lãnh đạo công ty về tình hình bảo hộ an toàn lao động của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Những mặt đã đạt được cũng như những mặt còn hạn chế.
Tốt nghiệp chuyên ngành Bảo hộ lao động ra làm gì?
An toàn lao động trở thành một nhiệm vụ quan trọng được quan tâm hàng đầu vì nó có tác động trực tiếp mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội; nó góp mặt ở mọi cơ quan, xí nghiệp sản xuất từ Nhà nước ra đến cơ sở tư nhân. Bởi thế nên khi theo đuổi ngành học này thì các bạn sinh viên luôn có được những cơ hội việc làm hấp dẫn. Các cơ quan sẽ mở rộng cánh cửa đón bạn vào vị trí quan trọng với nhiệm vụ đảm bảo an toàn lao động cho mọi người.
Nói cụ thể hơn, kiến thức bạn được đào tạo tại ngành Bảo hộ lao động cho phép bạn xin việc vào những vị trí hấp dẫn sau:
– Chuyên viên An toàn – Vệ sinh lao động: Công việc này đều có mặt ở khắp các đơn vị kinh doanh và cơ sở sản xuất.
– Cán bộ giảng dạy ngành Bảo hộ lao động khi đã có thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Nơi làm việc của bạn là tại các trường Cao đẳng, Đại học có ngành Bảo hộ lao động này.
– Nhân viên kiểm tra vấn đề về bảo hộ lao động trong các công đoàn ở các công ty, xí nghiệp, nhà máy sản xuất
– Có thể làm việc trong lĩnh vực xây dựng và đảm nhận nhiệm vụ đảm bảo sự án toàn của công trình, giàn giáo, đảm bảo công nhân đã được trang bị bảo hộ lao động thật cẩn thận.
– Nhân viên Thanh tra vấn đề an toàn lao động, làm việc trong cơ quan Nhà nước
– Làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia và những doanh nghiệp FDI.
– Làm trong những công ty chuyên hoạt động về lĩnh vực tư vấn và cung cấp cho các công ty khác những dịch vụ hệ thống quản lý đảm bảo đạt mức chuẩn của quốc tế quy định.
– Làm việc trong những cơ quan quản lý thuộc Nhà nước, các viện nghiên cứu chuyên về lĩnh vực an toàn lao động trên khắp các tỉnh thành Việt Nam.
Mức lương của ngành Bảo hộ lao động
Theo khảo sát của trang TimViec365, mức lương của ngành Bảo hộ lao động tại Việt Nam có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cấp bậc công việc, kinh nghiệm, địa điểm làm việc và kích thước công ty. Tuy nhiên, dưới đây là mức lương trung bình của một số vị trí thường thấy trong ngành Bảo hộ lao động:
– Nhân viên Bảo hộ lao động cấp cơ bản: từ 5-8 triệu đồng/tháng;
– Chuyên viên Bảo hộ lao động: từ 8-15 triệu đồng/tháng;
– Quản lý Bảo hộ lao động: từ 15-20 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương tham khảo và có thể khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí và từng tổ chức, cũng như có thể được điều chỉnh theo từng giai đoạn trong sự nghiệp của mỗi
Liên hệ tư vấn chi tiết về ngành học:
- Hotline: 0943.11.33.11
- CSHV – SV: 0822.77.88.00
- Email: hethongtuyensinhvn@gmail.com
Thông tin liên hệ Trường Trung cấp công nghệ bách khoa
Phòng Tuyển sinh – Trung cấp Công Nghệ Bách Khoa Việt Úc
- Văn phòng tuyển sinh: Số 85 Nguyễn Văn Nghi, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP. HCM.
- Hotline: 0878.44.11.44 – Zalo: Trung cấp Công Nghệ Bách Khoa Việt Úc
- Email: bachkhoabinhphuoc.bks@gmail.com– Website: http://bachkhoavietuc.edu.vn/